Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Cơ hội kinh doanh - mọi lúc mọi nơi

60 cơ hội kinh doanh - mọi lúc mọi nơi

dien hoa, điện hoa, hoa tuoi, hoa tươi, hoa cưới, hoa cuoi, shop hoa tuoi, shop hoa đẹp, hoa đẹp, hoa dep, dịch vụ điện hoa
Ý tưởng kinh doanh có mặt ở khắp nơi, trong ga ra, bếp, ngoài vườn, trong đống đồ chơi của trẻ và cả trong tủ quần áo. Thậm chí chúng xuất hiện ngay ở mục quảng cáo trên báo, trong nhà của người hàng xóm...

Bạn hãy phát hiện ra nó, biến nó thành những cơ hội kinh doanh có giá trị.
Một ví dụ có vẻ hơi khiếm nhã song lại rất có ích, đó là về tình huống của Mathew Osbome, một người đàn ông lịch lãm đến từ Colombus, Hoa Kỳ. Một ngày đẹp trời Mathew ghé tới nhà bạn chơi. Thật không may cho Mathew, khi vừa bước vào sân, đôi giày của anh đã lãnh trọn đống “của quý'' mà con chó nhà bạn mới thải ra. Nhưng chính tình huống đó gợi ý cho anh thành lập một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh cho vật nuôi trong nhà.

Hãy làm những gì bạn thích
Kinh doanh cũng cần cảm hứng. Khi bạn đam mê một cái gì đó, bạn sẽ có tinh thần làm việc tuyệt vời. Khi đó không gì có thể ngăn bạn thành công, ngoại trừ chính bản thân bạn.
Không nhất thiết ý tưởng lúc nào cũng phải mới. Bạn không cần phải sáng tạo ra các dịch vụ hay mặt hàng mới. Hàng trăm nhân chủ kinh doanh thu lợi nhuận đáng kể từ những dịch vụ bình thường, quen thuộc. Ví như lau cửa sổ, sửa chữa xe, làm bánh, rửa nhà, khoan giếng, khoan cắt bê- tông, hút bể phốt...Chìa khoá để kiếm tiền từ những dịch vụ kiểu này là bạn phải bảo đảm rằng công việc mà bạn làm là những công việc mà khách hàng của bạn không thể làm, không muốn làm, không tiện làm, không có thời gian để làm, hoặc không thể làm tốt. Khi xác định rõ được nhu cầu của xã hội, bạn chuẩn bị các thứ cần thiết để có thể cung cấp dịch vụ. Việc tiếp theo là phải kết nối các dịch vụ đó của bạn với nhu cầu của xã hội bằng một chiến dịch marketing nhỏ. Phương thức thường dùng nhất là sử dụng các tờ rơi.
Một nguyên tắc để giành được sự tin tưởng của khách hàng là hãy bày tỏ thật lòng những mong muốn của bạn. Một khẩu hiệu thường được khuyên dùng là "Hãy cho chúng tôi cơ hội được phục vụ ông (bà), đó sẽ là dịp để chúng tôi thể hiện lính chuyên nghiệp của mình!".

"Mô-đi-phê" những sản phẩm hiện có
Hầu hết những thứ mới mẻ không đi quá xa những cái có trước đó. Hầu hết các sản phẩm mới, các ý tưởng kinh doanh mới đều bắt nguồn từ những ý tưởng cũ. Thông thường, tất cả những gì chúng ta làm để tạo ra một sản phẩm mới chẳng qua chỉ là sự biến đổi nhỏ những sản phẩm đang tồn tại.
Một công ty ở New York, Mỹ có tên là Humson-hoge đã thêm vào catalog giới thiệu sản phẩm của mình loại mũ rộng vành của Mexico có tên là Campesino. Loại mũ có trang trí hoa văn nhiều màu sắc này đã đem lại thành công lớn cho Công ty Hurrison-hoge. Tuy nhiên các ông chủ của công ty nghĩ rằng họ có thể thành công hơn nữa. Họ bắt đầu cung cấp cho Bảo tàng lịch sử tự nhiên và Bảo tàng Guggenhiem cũng loại mũ Campesino nhưng mang hai nhãn hiệu khác nhau theo đặc trưng của tưng bảo tàng điều đó tạo nên sự khác biệt và nó tạo nên thành công lớn của Hurrison-hoge.

Linh hoạt để tạo nguồn thu mới
Trước đây, các hàng quán ở Hà Nội chỉ phục vụ tại chỗ. Sau này một số người đã đi tiên phong bằng kiểu bán hàng qua điện thoại. Khách hàng chỉ cản nhấn số và yêu cầu, hàng sẽ được đưa tới tận nhà. Bằng cách mở ra kiểu kinh doanh mới này, các chủ kinh doanh đã có thêm một nguồn thu mới đó chính là dịch vụ đưa hàng tận nhà.
Một ví dụ khác là trong khi khách hàng muốn sửa xe phải mang xe tới tận cửa hàng. Xe hỏng nhẹ thì không sao nhưng hỏng nặng không thể đi được thì đó quả thực là vấn đề lớn. Một người thông minh ở Mỹ đã làm một cửa hàng trên chiếc xe tải của anh ta. Bây giờ thì khách hàng sẽ không phải quá lo lắng về chiếc xe của mình. Họ chỉ việc nhấn số điện thoại và yêu cầu, một cửa hàng sửa chữa sẽ có mặt không lâu sau đó.

Không thiếu cơ hội kinh doanh

Không thiếu cơ hội kinh doanh
TT - Trong lúc nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều công ty, xí nghiệp phải co hẹp sản xuất thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới lại tăng vọt, không chỉ ở những đô thị lớn mà còn ở nhiều tỉnh miền núi, Tây nguyên.
Những thương hiệu thức ăn và đồ uống nhanh nước ngoài vào VN ngày càng nhiều tạo ra cơ hội làm ăn cho những công ty môi giới bất động sản (ảnh chụp tại ngã tư Võ Văn Tần - Pasteur, Q.3, TP.HCM) - Ảnh: L.N.M.
Tại một số tỉnh, chỉ trong năm tháng đầu năm 2009, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã bằng cả một năm trước đó. Nhiều chuyên gia nhận định dù tình hình khó khăn nhưng rõ ràng trong bối cảnh mới đã ló dạng nhiều cơ hội làm ăn và lớp doanh nhân trẻ nhanh nhạy nắm bắt ngay.
40.000
đó là số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên cả nước trong sáu tháng đầu năm 2009, tăng 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số vốn đăng ký mới trong sáu tháng đầu năm không nhiều, chỉ đạt 170.000 tỉ đồng, giảm hơn 40% so với cùng kỳ, trong đó TP.HCM giảm mạnh nhất, đến 50%.
Chọn khúc giữa
Nói về câu chuyện nắm bắt cơ hội kinh doanh của mình, Trần Thiên Trang - nữ giám đốc trẻ của một công ty bất động sản mới được thành lập ba tháng - hào hứng kể về một giao dịch trị giá tiền tỉ. Trong ba ngày, Công ty Houselink của Trang phải ráo riết tìm cho được một biệt thự gần trung tâm TP.HCM cho gia đình bốn người của một vị giám đốc người Canada thuê. Dù dữ liệu về nguồn nhà cho thuê có sẵn nhưng cũng phải khá vất vả Trang và đồng nghiệp mới chọn được mười căn phù hợp điều kiện của người thuê để khách tự lựa chọn.
Houselink do một nhóm bạn năm người ở lứa tuổi 8x thành lập, tất cả đều từng kinh qua trong lĩnh vực bất động sản nhiều năm. “Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và hiểu rõ thế mạnh của mình, chúng tôi quyết định trước mắt chỉ hoạt động trong lĩnh vực môi giới cho thuê nhà ở cho người nước ngoài làm việc ở VN. Nhu cầu ở phân khúc này không hề nhỏ, trong khi các công ty lớn không để ý, còn khách hàng người nước ngoài thì không muốn giao dịch với những người môi giới trung gian là cá nhân, vừa không chuyên nghiệp, vừa tiềm ẩn rủi ro”, Trang nói đầy tự tin.
Cũng mở công ty trong lĩnh vực bất động sản, nhưng Skydoor của một nhóm bạn trẻ 8x lại nhắm đến việc đón đầu xu hướng các nhà bán lẻ nước ngoài đổ bộ vào VN. Giám đốc tiếp thị Công ty Skydoor Bùi Nguyễn Huyền Trang chia sẻ: “Từ năm ngoái đến nay, dù một số lĩnh vực kinh doanh khác trì trệ nhưng ở TP.HCM các cửa hàng thời trang, thức ăn nhanh, nhà hàng, quán cà phê... vẫn mọc lên như nấm. Nhiệm vụ săn tìm mặt bằng cho thuê bán lẻ của các công ty môi giới bất động sản là làm không kịp thở”. Do đó Trang và các bạn quyết trở thành công ty chuyên nghiệp trong việc “mai mối” và “kết hôn” cho các nhà bán lẻ và chủ mặt bằng cho thuê.
Cũng vừa thành lập doanh nghiệp mới trong lĩnh vực vận tải, Võ Thanh Quyền, giám đốc Công ty thương mại dịch vụ vận tải quốc tế Việt Đức (Gò Vấp), chia sẻ: “Trước đây có khó khăn do lượng hàng hóa giảm, nhưng từ tháng 6 đã có dấu hiệu hồi phục. Chúng tôi tin tình hình sẽ tốt lên trong thời gian tới vì nhu cầu trong lĩnh vực này còn lớn”. Quyền cũng thuộc số doanh nhân trẻ muốn tận dụng bối cảnh đầu tư với chi phí thấp ở thời điểm hiện tại nên đã mạnh dạn đầu tư 200 chiếc xe tải chở hàng Bắc - Nam.
Nhờ kích cầu
Theo thống kê của sở kế hoạch và đầu tư một số tỉnh, thành phố, sáu tháng đầu năm số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng mạnh. Tìm kiếm trên trang web của Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM sẽ thấy số doanh nghiệp thành lập mới trong sáu tháng qua trên 13.500. Lĩnh vực hoạt động rất đa dạng, phong phú nhưng nhiều nhất vẫn là các ngành dịch vụ, bất động sản, công nghệ thông tin...
Có những doanh nghiệp thành lập với số vốn đăng ký 100 tỉ đồng, nhưng cũng có doanh nghiệp chỉ 10 triệu đồng. Đại diện một công ty nhỏ trên đường Phan Sào Nam (Q.Tân Bình, TP.HCM) giải thích: “Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực dạy kèm và nhận “vai phụ” trong một số hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường nên chi phí không nhiều. Nhân viên chỉ có hai người, vừa giám đốc vừa là nhân viên, còn lại chủ yếu là cộng tác viên hưởng lương theo từng dự án, vụ việc”.
Thống kê của sở kế hoạch - đầu tư các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum và Lâm Đồng cho thấy lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng đột biến. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Lâm Đồng trong sáu tháng bằng cả năm 2007, Đắc Lắc bằng 2/3 năm 2008, Gia Lai những năm trước số doanh nghiệp ra đời mỗi năm chỉ vài chục thì sáu tháng đầu năm nay đã gần 200, Kontum cũng tương tự... Ông Đăng Xuân Hà, trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Đắc Lắc, nhận định: “Số lượng doanh nghiệp mới ra đời trùng khớp với thời điểm chúng tôi triển khai chương trình kích cầu và qua tìm hiểu, những doanh nghiệp đến đăng ký cũng cho biết họ muốn tận dụng chương trình cho vay lãi suất ưu đãi của Chính phủ”.
Tương tự, sở kế hoạch - đầu tư các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum cũng đưa ra cùng nhận định bằng dẫn chứng hàng loạt công ty TNHH “lên đời” từ hộ kinh doanh cá thể hoặc cơ sở kinh doanh nhỏ. “Các công ty TNHH mới ra đời chủ yếu kinh doanh trong ngành chế biến nông sản, buôn bán phân bón và máy móc, công cụ phục vụ ngành nông nghiệp trên địa bàn”, phó phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Kontum cho biết.
Không thấy cơ hội làm ăn mới lạ
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nhận định: “Với một nền kinh tế đang phát triển như VN thì doanh nhân nào không nhìn ra cơ hội làm ăn mới lạ. Thời điểm kinh tế khó khăn vừa qua tôi biết có khá nhiều bạn trẻ là nhân viên có năng lực trong một số công ty đa quốc gia bị sa thải hoặc tự nghỉ việc ra ngoài lập công ty tìm cơ hội”.
Ông Cung cũng cho rằng các nhận xét về việc các công ty mới ra đời ở các tỉnh miền núi, Tây nguyên để tận dụng chương trình kích cầu của Chính phủ là hợp lý. Bởi lẽ việc vay với lãi suất ưu đãi, hộ kinh doanh cá thể hay cơ sở nhỏ sẽ không có lợi thế bằng mô hình công ty.

Gương doanh nhân điển hình

CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN ĐÔNG

ĐC: 80/1A NGÔ CHÍ QUỐC, BÌNH CHIỂU, THỦ ĐỨC, TP.HCM
ĐT: 087290461-087290471
E-MAIL: tranthanhphu@hcm.vnn.vnĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
LUÔN GIỮ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ỔN ĐỊNH NHƯ CAM KẾT
Nếu nói hàng hóa chất lượng cao có vẻ như quá chung chung. Song giữ được chất lượng như ban đầu cam kết với khách hàng mới là điều cần phải làm. Đó là phương châm họat động của Công ty Tân Đông như hiện nay.
Từ một cơ sở nhỏ được hình thành từ năm 1997, chuyên chế biến các thực phẩm đóng gói, với thị trường ban đầu là người tiêu dùng trong nước tương đối dễ tính ở các tỉnh Miền tây.
Sau giai đoạn đầu khó khăn do ra đời muộn, lại gặp lúc thị trường chế biến thực phẩm đang gặp sự cạnh tranh khốc liệt, bởi sự phát triển của nhiều công ty thuộc thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đến năm 2003, công ty Tân Đông chính thức ra đời và có thể nói, mốc thời gian này đã đánh dấu một bước ngoặt mới của đơn vị.
Bắt đầu từ năm này, các mặt hàng của Tân Đông như nước dừa đóng ly, rau quả, hải sản( cá chỉ vàng, mực) đã được xuất khẩu sang các nước Mã Lai, Tiệp Khắc và Nga. Trong nước, công ty cũng đã tiến thêm những bước dài hơn, các sản phẩm như khô bò, lạp xưởng, khô mực, bột gia vị đã mở rộng trong nội địa và nhiều mặt hàng mới như thịt chà bông, tôm sấy đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Để có được thành công trên công ty đã đào tạo một đội ngũ nhân viên sản xuất lành nghề và tiếp thị giỏi. Bản thân công ty cũng đã tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài thành phố để có cơ hội quảng bá và hầu như ở đâu, sản phẩm của công ty cũng tạo được uy tín với người tiêu dùng do chất lượng ổn định như cam kết ban đầu với khách hàng.
Sau gần 10 năm họat động, nhìn lại đọan đường đã qua, anh Trần Thanh Phú- Giám đốc Công ty Tân Đông cho biết: như nhiều doanh nghiệp trẻ khác, trong giai đoạn đầu anh Phú cũng gặp rất nhiều thất bại, có lúc tưởng chừng phải bỏ dở, nhưng người giám đốc mới ngoài 20 (tuổi lúc bấy giờ) đã biết đặt cho mình một hướng đi riêng. Không nóng vội, anh cho rằng giai đoạn đầu cần phải học tập để có những bước đi tuy chậm mà vững chãi. Chính vì thế, thời gian ấy anh vừa lên kế hoạch học tập cho mình và cũng tự tiếp thị ở các nơi để tìm thị trường. Anh Phú tâm sự: Nghề kế toán trước kia đã giúp anh rất nhiều trong công việc điều hành, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Do vậy, anh đã phấn đấu sắp xếp thời gian để tham gia các khóa học ngắn, dài hạn về chuyên ngành chế biến thực phẩm, marketing, quản lý, học cách kinh doanh của chương trình SIYB ( anh là một trong những học viên của khóa đào tạo doanh nhân đầu tiên của SIYB), và cùng sinh họat trong CLB Doanh nhân SIYB TP.HCM. Những khóa học này, ít nhiều đã mang đến cho anh những kiến thức tổng hợp, khiến người cán bộ trẻ này đã tiến bộ lên từng ngày và tất nhiên, Công ty Tân Đông cũng phát triển lên một cách rõ rệt.
Để hấp dẫn khách hàng hơn, công ty đã cải tiến chất lượng sản phẩm và quy mô cơ sở bằng cách tự học hỏi, đặt máy móc chuyên ngành để cải tiến dần quy trình và sau một thời gian đã cải tiến được chất lượng sản phẩm và bao bì, mẫu mã đã trở nên bắt mắt hơn. Những nổ lực không mệt mỏi trên đã giúp công ty ngày càng khẳng địnht tên tuổi để có được ngày hôm nay. Từ thị trường nhỏ ban đầu, sản phẩm của Tân Đông đã được mở rộng sang các tỉnh miền trung như Đà Nẵng và lan rộng ra miền bắc như: Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai. Tại thị trường khó tính nhất nước là TP.HCM, sản phẩm của Tân Đông cũng đã vào được  nhiều hệ thống siêu thị bán lẻ.
Hiện nay, ở Công ty Tân Đông thường xuyên có chuyên viên kỹ thuật về chế biến thực phẩm để hướng dẫn nhân viên mới. Anh Phú cũng đã gởi một số nhân viên đi học khóa đào tạo tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm và mời cả chuyên gia về chương trình 5S đến giảng dạy cho công nhân về môi trường sản xuất sạch sẽ, hợp vệ sinh nhằm ý thức được rằng, những sản phẩm của công ty bán ra có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Đáng nói hơn, trên 40 nhân viên của Công ty Tân Đông hiện nay là những cư dân tại quận Thủ Đức- nơi nhà máy đang họat động. Điều này cho thấy, Công ty Tân Đông đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương.
Với chỗ đứng khá vững trong thị trường nội địa hiện nay, anh Phú cho biết thêm: Sắp tới, công ty sẽ đầu tư cho ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, và hy vọng những sản phẩm chà bông tôm, mực, bò, tôm sấy khô mới của Tân Đông sẽ tiếp tục được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin cậy.

Tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế gia đình đồng bào dân tộc thiểu số

Chị Nông Thị Hưng - tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương lần X- 2010

Trong những năm qua, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao đời sống vật chất  cho đồng bào dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng. Với những hoạt động thiết thực như: thực hiện chương trình 135 của chính phủ, các địa phương ở Huyện, Thị đã đưa các dự án  như làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ vốn  cho đồng bào phát triển sản xuất, chăn nuôi, nước sinh hoạt, chăn nuôi đàn bò sinh sản… Qua các phong trào phát triển kinh tế gia đình đã xuất hiện tấm gương điển hình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Cùng với nhiều đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số khác, chị Nông Thị Hưng là một trong những tấm gương điển hình của phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương Lần X- 2010,Chị Hưng đã để lại một ấn tượng sâu sắc về hình tượng người phụ nữ Việt Nam.
Một buổi sáng với tiết trời se lạnh của những ngày tháng cuối năm 2010 này, chúng tôi đã có dịp đến thăm căn nhà của gia đình chị Hưng nằm sâu trong con đường đá đỏ thuộc ấp Lò Gạch, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Gặp người con gái út của chị, bé Bích Hương cho hay chị Hưng đã đi làm từ sớm, em còn kể cho chúng tôi nghe “ mẹ em hồi xưa mập mạp, khỏe mạnh lắm nhưng rồi trên má hàm phải của mẹ không hiểu sao bị nổi hạch và phải xuống bệnh viện mổ, từ đó cơ thể mẹ ốm dần và sức khỏe cũng giảm sút đi,thêm vào đó, căn bệnh đau bao tử cứ dai dẳng khiến cứ tái phát và không hết hẳn, mỗi lần đau, là mẹ em cũng chẳng ăn uống được nhiều, rồi cơ thể mẹ từ từ ốm dần. trong căn nhà nhỏ của ba chị em Hương dường như rất lâu rồi thiếu vắng đi bàn tay chăm sóc và che chở của người cha. Trên đôi vai nhỏ bé của chị Hưng đã gánh cả hai vai trò “ làm cha và mẹ” từ lúc các con con nhỏ đến bây giờ, làm lụng, tảo tần nuôi các con ăn học, dường như bên trong tấm lòng của người phụ nữ ấy tình thương đối với con cái của chị lớn lao, và đáng khâm phục, hóa thành một sức mạnh  giúp chị vượt qua tất cả những thách thức, khó khăn, vất vả trong cuộc mưu sinh, và ý chí quyết tâm thoát nghèo luôn lớn lao trong chị, để hôm nay chúng tôi có dịp gặp chị trong hội nghị gương điển hình trong sản xuất kinh doanh giỏi đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương  lần X- 2010,chị đã mang đến cho hội nghị câu chuyện xúc động về một người phụ nữ nhỏ nhắn một mình tảo tần nuôi ba người con.
Năm 1995, xuất phát từ hòan cảnh rất khó khăn với 4 nhân khẩu, kinh tế gia đình khó khăn, lại thêm phần phải một thân một mình “ gòng gánh” nuôi ba người con nhỏ, không có nguồn vốn, chỉ có nửa mẫu đất canh tác, đồng thời không có điều kiện cũng như kinh nghiệm, kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên hoàn cảnh gia đình càng trở nên khó khăn và bế tắt, nguồn thu nhập ít ỏi của chị để nuôi thêm ba đứa con nhỏ chỉ từ việc đi làm thuê, làm mướn. Chính vì thế, hộ gia đình chị Hưng là hộ nghèo giai đoạn 2003- 2005. Năm 2006, với ý chí vươn lên, quyết tâm thoát nghèo, chị Hưng tiếp tục học hỏi kinh nghiệm trồng trọt trên  sách, báo, học lớp tập huấn  chuyển giao cây trồng vật nuôi do hội nông dân Huyện, Xã tổ chức, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, chương trình chính sách dân tộc cho mượn một con bò, cũng như được vay ưu đãi 10 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội ở địa phương, với sự hướng dẫn của địa phương và những kinh nghiệm có được chị đã mạnh dạn chuyển đổi trồng các giống mới, đưa cây cao su vào mảnh đất của mình cộng với xen canh các loại cây ngắn ngày như đơn thường tín. Năm 2007, chị có một khoảng thu nhập là 30 triệu đồng từ cây đơn thường tín và năm sau chị tiếp tục trồng, lấy ngắn nuôi dài chị vừa canh tác vừa đi làm  thuê để tạo thêm một khoảng tiền nữa để  cải thiện kinh tế gia đình. Năm 2008, vườn cao su của chị Hưng đã cho thu hoạch 5 triệu đồng/tháng, thu nhập từ việc con chị đi làm nữa là 4 triệu đồng, đến nay kinh tế gia đình chị đã ổn định hơn. Chị Hưng cho biết: “ chăm lo cho ba người con ăn học trong hoàn cảnh khó khăn, bản thân tôi phải cố gắn gấp nhiều so với người khác thì mới mong thoát nghèo, thêm vào đó tôi phải cám ơn Đảng, Nhà nước đã  hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi có được thành quả như ngày hôm nay ”.
Cùng với chị Hưng ở xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng còn rất nhiều tấm gương  điển  hình đã được tuyên dương khen thưởng tại hội nghị sản xuất kinh doanh giỏi đồng bào dân tộc thiểu số lần X- năm 2010. Qua đó, cho thấy  với sự quan tâm và hỗ trợ, tạo điều kiện thiết thực của nhà nước đối với đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh, đã góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao dân trí của các dân tộc anh em.

Khởi nghiệp từ nguồn vốn vay 1 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Lý sinh ra và lớn lên tại xã Bá Hiến huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2002, sau 4 năm đi làm ăn ở miền Nam, chị trở về quê để xây dựng gia đình. Là một phụ nữ nhanh nhẹn, chị đã bàn với chồng tìm các hướng làm ăn mới để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2003, chị bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với 1 triệu đồng - nguồn vốn vay của Quỹ Tình Thương. Với nguồn vốn nhỏ này, gia đình chị đã mở một quán nhỏ bán nước giải khát và một số mặt hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con địa phương.

          Vừa kinh doanh vừa học hỏi kinh nghiệm, sau 2 năm chị Lý đã nghĩ đến một mô hình kinh doanh mới, một hướng đi riêng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Năm 2006 từ nguồn vốn vay của Quỹ Tình Thương và sự giúp đỡ của anh em, người thân trong gia đình, chị Lý đã đầu tư 50 triệu đồng để sửa sang, mở rộng gian hàng tạp hóa của gia đình thành cửa hàng tự chọn với đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng. Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến tại các thành phố, thị xã, nhưng đối với bà con địa phương đó thực sự là một mô hình kinh doanh rất mới mẻ. Thế nhưng, với sự phục vụ tận tình, giá cả hợp lý, gian hàng luôn được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi mua sắm, cửa hàng của chị luôn thu hút được lượng khách hàng lớn trong thôn, xã. Không dừng lại ở đó, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ in ấn, chị tiếp tục mở rộng  kinh doanh thêm dịch vụ này. Chị đầu tư vốn mua máy phô tô, máy in lưới, tuyển thêm công nhân vào làm việc tại gia đình. Gần đây, gia đình chị còn kinh doanh thêm dịch vụ bán lẻ xăng dầu. Với mô hình kinh doanh đa dạng, trong những năm qua thu nhập của gia đình chị luôn  đạt từ 120 - 150 triệu đồng/ năm.
          Việc mở rộng mô hình kinh doanh  không chỉ đem lại cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp cho nhiều con em trong thôn có việc làm ổn định. Từ năm 2006 đến nay gia đình chị luôn tạo được việc làm cho từ 2 đến 6  người với mức lương từ 1.200.000 đến 1.800.000 đ/tháng/người. Điều đặc biệt những người đang làm việc tại gia đình chị đều là con, em của các thành viên  Quỹ Tình Thương trên địa bàn xã Bá Hiến.
Công việc kinh doanh rất bận rộn nhưng chị Lý luôn sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các hoạt của Quỹ Tình thương. Trong suốt thời gian tham gia Quỹ, nhiều lần chị  được chị em trong  cụm tín nhiệm bầu làm nhóm trưởng, thủ qũy cụm. Ở cương vị nào chị cũng rất nhiệt tình và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Năm 2009, chị Lý được lựa chọn là thành viên tiêu biểu của chi nhánh tham dự giải thưởng " Doanh nhân vi mô citi"- Giải thưởng nhằm tôn vinh những người nghèo (người có thu nhập thấp) đã có nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ vay vốn của các chương trình/dự án tài chính vi mô và chị đã trở thành một trong 10 thành viên của Quỹ Tình Thương được Ban tổ chức lựa chọn và trao giải thưởng.
           Gặp chị sau 6 tháng nhận giải thưởng, chị tâm sự " Giải thưởng là nguồn cổ vũ động viên lớn lao đối với bản thân tôi và gia đình. Khi tham gia Quỹ Tình Thương tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, vay vốn của Quỹ là để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của chính gia đình mình. Nhưng khi được chị em tín nhiệm lựa chọn tham gia giải thưởng và trở thành một trong 10 thành viên tiêu biểu của Quỹ được nhận giải thưởng năm 2009, bản thân tôi thấy mình cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển kinh tế để có điều kiện giúp đỡ thêm nhiều con em thành viên trong thôn có việc làm và thu nhập ổn định"
          Chia sẻ với chúng tôi kế hoạch của gia đình trong những năm tới chị  mong muốn sẽ mở rộng diện tích cửa hàng, kinh doanh thêm các mặt hàng hàng hải sản đông lạnh, điện dân dụng, ... Gia đình chị cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm một cửa hàng tại khu công nghiệp Bình Xuyên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cán bộ, công nhân trong khu công nghiệp.

câu hỏi bài 36: thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh


Câu 1: Em hãy đưa ra một dẫn chứng về hoạt động kinh doanh mà em đã gặp trong thực tế ở địa phương?
Câu 2: Em tìm  5 bài hát có liên quan đến hoạt động kinh doanh. 
Câu 3: Có một mảnh đất trống đối diện trường đại học, rộng 100m2. Em hãy đưa ra phương án kinh doanh và giải thích  vì sao chọn hình thức kinh doanh đó. 
Câu 4: Em hãy giới thiệu sơ lược địa phương em và qua đó hãy đưa ra ý tưởng kinh doanh phù hợp.